Có Thể Bạn Chưa Biết: Trái Đất Là Một Nam Châm Khổng Lồ

Bạn có biết Trái Đất là một nam châm khổng lồ?

Một nhà vật lý học người Anh W. Gilbert đã đưa ra giả thuyết chứng minh “Trái Đất là một nam châm khổng lồ” thông qua một cuộc thử nghiệm.

Tại sao nói Trái Đất là một nam châm khổng lồ?

Nam châm là vật tạo ra từ trường quanh chúng mà chúng ta không nhìn thấy bằng mắt thường được. Mỗi nam châm có một cực Nam và một cực Bắc hoạt động theo nguyên lý cùng cực thì đẩy, khác cực thì hút. Hướng của từ trường có thể thay đổi tùy thuộc vào ứng dụng cũng như vị trí của nam châm.

 

Trái Đất của chúng ta cũng được xem là một nam châm khổng lồ với hai cực Bắc, Nam.

 

Giả thuyết này được đưa ra vào năm 1600 của một nhà vật lý học người Anh W. Gilbert.  Ông đã làm một quả cầu “Trái Đất tí hon” bằng sắt nhiễm từ và đặt các từ cực của nó ở các địa cực. Bằng cách đưa la bàn tại mọi điểm trên quả cầu ấy, trừ hai cực thì kim la bàn đều chỉ hai hướng Nam, Bắc.

 

Theo một giả thuyết khác có tên “Đinamo” năm 1940 cho rằng từ trường của Trái Đất được hình thành chủ yếu do các dòng đối lưu trong chất lỏng của Trái Đất ở độ sâu 3000km. Sự khác biệt về nhiệt độ của chất lỏng đã làm xuất hiện các dòng đối lưu đó. Các dòng đối lưu đó có vai trò như cuộn dây trong máy phát điện quay quanh “từ trường” và kết quả là tạo ra dòng điện.

 

Tuy nhiên, đến nay giả thuyết này vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng do vẫn chưa tìm ra lý do vì sao có “từ trường” trong lõi Trái Đất, chúng được hình thành bằng cách nào?

Nguồn: Sưu tầm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.